Cầu chì là một phát minh vô cùng hữu ích của Thomas Edison.
Cầu chì là một loại dây hợp kim có điểm nóng chảy rất thấp và được mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện kín.
Sự cố thường gặp trong hệ thống điện khi không dùng cầu chì:
Khi dùng điện quá nhiều, hoặc xảy ra chập mạch, sẽ dẫn đến dòng điện quá lớn trong tức thời. Điều này vô cùng nguy hiểm và đây là nguyên nhân gân ra hỏa hoạn, điện giật,vv…. Đầu tiên, chập điện sẽ hủy hoại các loại đồ dùng điện, hiệu ứng nhiệt do dòng điện sinh ra còn có thể làm cho trên dây dẫn sinh ra quá nhiều nhiệt lượng, đốt cháy lớp vỏ cách điện của dây dẫn. Một khi lớp vỏ đó mất đi tác dụng cách điện thì có thể xảy ra một loạt sự cố về điện như chập mạch, hở điện v.v.
Câu hỏi đặt ra làm cách nào để bảo vệ an toàn cho người dùng và thiết bị điện chúng ta dùng hàng ngày?
Câu trả lời là phải có hệ thống ngắt mạch an toàn: như CP tổng, cầu chì, cầu dao, hệ thống giám sát…
Tác dụng của cầu chì:
Lắp cầu chì vào trong mạch điện thì có thể phòng ngừa một cách hữu hiệu các sự cố quá tải, chập điện. Khi có một dòng điện mạnh chạy qua, khi qua cầu chì nó sẽ sinh ra một lượng nhiệt lớn trên cầu chì, mà điểm nóng chảy của cầu chì lại thấp hơn của dây kim loại trong dây dẫn, một khi dòng điện vượt quá một giá trị nhất định, cầu chì sẽ bị nóng chảy, mạch điện cũng theo đó mà bị cắt đứt, dòng điện mạnh đó không thể đi vào mạch điện sử dụng, tránh cho các loại sự cố xảy ra và đảm bảo an toàn người dùng.
Vì thế mà cầu chì được ứng dụng rộng rãi trong các mạch điện gia dụng, các đường dây tải điện, trong tủ điện điều khiển.
Có nên thay cầu chì bằng dây dẫn cùng kích thước?
Câu trả lời tuyệt đối không.
Khi cầu chì bị đứt ( gọi là cầu chì bị cháy), người dùng nên nhanh chóng thay cầu chì mới. Không nên vì tiếc rẻ mà thay dây cầu chì bị đứt bằng các loại dây dẫn điện khác, như đồng, kẽm, thiếc… Như người xưa thường nói “ một đồng sợ tốn, bốn đồng không đủ”. Vì điều này vô cùng nguy hiểm, vì các nguyên liệu này khó nóng chảy, cho nên nguy cơ gây cháy nổ bất ngờ là rất lớn.